Xi mạ là một trong những ngành công nghiệp có đóng góp quan trọng trong cơ cấu kinh tế. Trước đà phát triển này, nhiều công xưởng, xí nghiệp xi mạ ra đời. Từ đó kéo theo không ít vấn đề liên quan đến nước thải của loại hình sản xuất này. Nước thải xi mạ có tính chất phức tạp, chứa nhiều kim loại nặng và hàm lượng vô cơ cao. Do vậy, các doanh nghiệp sản xuất cần phải có hệ thống xử lý nước thải xi mạ, đảm bảo chất lượng nước đạt chuẩn đầu ra trước khi thải ra môi trường.
Nguồn gốc nước thải xi mạ
Để có thể thiết kế hệ thống xử lý nước thải xi mạ phù hợp, tối ưu nhất thì trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu về nguồn gốc của loại nước thải này.
Sơ đồ sản xuất trên cho thấy ngành công nghiệp xi mạ có 2 nguồn phát thải chính là:
- Nước thải từ các công đoạn xi mạ
- Nước thải từ các quá trình làm sạch bề mặt các vật được xi mạ
Nước thải từ các công đoạn xi mạ
Trong quá trình xi mạ, những dung dịch trong bể xi mạ sẽ bị rơi vãi ra ngoài. Đối với không ít thiết bị xi mạ kém chất lượng, tình trạng rò rỉ các dung dịch này diễn ra càng nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, máy móc, thiết bị, bể xi mạ cần được vệ sinh, làm sạch sau một thời gian nhất định để chúng luôn mới và đảm bảo chức năng. Chính điều này làm cho các hợp chất kim loại hoặc các chất như Cr, Ni, CN,… vượt thoát ra ngoài cùng bụi, cặn bẩn, tạo thành nước thải xi mạ.
Nước thải từ các quá trình làm sạch bề mặt vật được xi mạ
Các vật sau khi được xi mạ cần phải trải qua giai đoạn lau chùi, dọn rửa, đánh bóng để loại bỏ các vết dầu mỡ hoặc bụi bẩn còn đọng lại trên bề mặt. Những lúc như thế này, các nhà máy xi mạ sẽ áp dụng các phương pháp điện hóa hoặc dùng dung môi để làm sạch bề mặt các vật được xi mạ. Tuy sau quá trình làm sạch này, nồng độ các chất gây ô nhiễm môi trường không đáng kể. Nhưng bù lại lượng acid, kiềm rất cao. Chính yếu tố này làm cho nước thải xi mạ trở nên nguy hại.
Thành phần, tính chất và những ảnh hưởng của nước thải xi mạ với con người, sinh vật và môi trường
Thành phần, tính chất nước thải
Nước thải xi mạ chứa nồng độ các chất hữu cơ thấp, nhưng lại chứa hàm lượng muối vô cơ và kim loại nặng cao. Độ pH trong nước thải cũng dao động từ 2 – 3 tới 10 – 11. Như vậy, nước thải ngành xi mạ có thể có tính acid, có thể có tính kiềm hoặc cả hai tùy thuộc vào hóa chất sử dụng.
Nước thải ngành xi mạ chứa nồng độ các chất COD, BOD thấp. Nhưng các chỉ tiêu như: chất hoạt động bề mặt, ion vô cơ và đặc biệt là muối của kim loại nặng như Ni, Cr,….lại rất cao. Để xử lý nước thải xi mạ cần phải loại bỏ được các chỉ tiêu này.
Ảnh hưởng của nước thải xi mạ với con người, môi trường và sinh vật
- Gây độc đối với các loài sinh vật dưới nước do loại nước thải này chứa hàm lượng kim loại nặng (Pb, Fe,…) rất cao.
- Làm biến đổi tính chất hóa lý của nước.
- Nước thải xi mạ sẽ làm thoái hóa đất nếu ngấm vào đất, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng.
- Ăn mòn các đường ống dẫn nước do chứa hàm lượng kim loại nặng cao.
- Con người hít phải hơi hóa chất trong loại nước thải này có thể gây choáng, buồn nôn, hôn mê. Nếu tiếp xúc trong thời gian dài sẽ gây ung thư phổi, bệnh về đường hô hấp, bệnh về da,..
Giải pháp xử lý nước thải xi mạ từ Môi Trường 247
Sơ đồ công nghệ
Hệ thống xử lý nước thải xi mạ được thiết kế chuyên nghiệp, cơ chế vận hành đơn giản, dễ dàng trong khâu quản lý.
Thuyết minh:
- Nước thải được tách rác, dầu mỡ và tập trung về hố thu gom.
- Bể điều hòa: Cân bằng lưu lượng và nồng độ nước thải. Tại bể điều hòa, không khí được cấp liên tục nhằm khuấy trộn nước thải, tránh sự phân hủy kỵ khí gây mùi hôi.
- Quá trình trung hòa – keo tụ – tạo bông: Diễn ra nhờ phản ứng của các chất keo tụ PAC và tạo bông. Các hạt keo hình thành và liên kết lại thành các bông cặn có kích thước lớn để có thể dễ dàng lắng nhờ trọng lực.
- Bể lắng: Tách các bùn cặn ra khỏi nước nhờ lắng trọng lực. Phần nước sau lắng sẽ tự chảy qua bể trung gian, phần bùn được bơm đến bể chứa bùn.
- Bể aerotank: Tại đây, các vi sinh vật hiếu khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ thành sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O, làm giảm nồng chất ô nhiễm.
- Module MBR : Cung cấp một lượng vi sinh vật cần thiết để để khử BOD, COD, N,…Tại đây, vi sinh vật, chất ô nhiễm, bùn,…hoàn toàn bị giữ lại tại bề mặt màng. Vì kích thước lỗ màng MBR rất nhỏ (0,01 ~ 0,4 µm) nên bùn sinh học sẽ được giữ lại trong bể, mật độ vi sinh cao và hiệu suất xử lý tăng. Điều này tạo nên ưu điểm vượt trội giúp giảm thể tích bể và diện tích sử dụng. Nước sạch sẽ được bơm hút ra ngoài mà không cần qua bể lắng, lọc và khử trùng.
- Nước thải sau khi xử lý đã đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột A/B để xả ra nguồn tiếp nhận.
Quy trình thực hiện dự án của Môi Trường 247
Quy trình thực hiện một dự án thiết kế hệ thống xử lý nước thải xi mạ của chúng tôi được trình bày như hình bên dưới:
Cam kết của chúng tôi
Môi Trường 247 là công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường nói chung và xử lý nước thải nói riêng. Chúng tôi tự hào đã đem đến rất nhiều giải pháp có ích cho các doanh nghiệp trong nước. Chúng tôi xin cam kết:
- Ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất để đem lại lợi ích cho khách hàng
- Cam kết chất lượng nước đầu ra đạt chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT
- Thời gian thi công đúng tiến độ như đã đề ra trong hợp đồng
- Hỗ trợ đào tạo vận hành hệ thống ban đầu
- Bảo hành, bảo trì khi có sự cố