”Khơi Nguồn Nước – Khơi Nguồn Sống”
0978 873 612 – Mr. Cường
”Khơi Nguồn Nước – Khơi Nguồn Sống”
0978 873 612 – Mr. Cường
Xử lý nước thải thực phẩm là xử lý nước thải từ các nguồn sau:
Do đặc thù của ngành sản xuất thực phẩm rất đa dạng về thành phần nguyên liệu đầu vào nên tính chất nước thải cũng rất đa dạng:
Từ những tính chất trên, có thể thấy phương pháp sinh học là phù hợp nhất trong việc xử lý nước thải thực phẩm.
Các thành phần ô nhiếm có trong nước thải chế biến thực phẩm khi thải vào môi trường sẽ gây suy giảm độ oxy hòa tan trong nước, ảnh hưởng đến hoạt động của các vi sinh vật, các loài thủy sinh trong nước, ngăn cản quá trình lọc tự nhiên. Các chất lơ lửng, tinh bột, độ màu…trong nước thải ngăn ánh sáng xuống tầng sâu, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của rong rêu, tảo…Nito, phospho có trong nước thải tích tụ lâu ngày sẽ gây nên tình trạng phú nhưỡng hóa, làm suy giảm chất lượng nguồn nước. Các vi sinh vật kị khí hoạt động phân giải các chất hữu cơ tạo ra mùi hôi, khó chịu…Con người nếu sử dụng trực tiếp nguồn nước này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, dễ bị các bệnh liên quan đến đường ruột.
Môi Trường 247 giới thiệu đến bạn đọc công trình xử lý nước thải thực phẩm mà cụ thể là nước thải sản xuất bánh bao mà Môi Trường 247 đã thi công trong thời gian qua. Kết quả phân tích mẫu nước thải được thể hiện qua bảng sau:
STT | CHỈ TIÊU | ĐƠN VỊ | KẾT QUẢ PHÂN TÍCH |
01 | pH | 4 – 7 | |
02 | BOD5 | mg/l | 400 – 600 |
03 | COD | mg/l | 800 – 1000 |
04 | TSS | mg/l | 500 – 600 |
05 | Tổng Nitơ | mg/l | 20 – 30 |
06 | Tổng Photpho | mg/l | 1 – 3 |
07 | Coliform | MPN/100ml | 50,000 |
Qua kinh nghiệm thực tế cũng như dựa vào các chỉ tiêu phân tích nước thải sản xuất bánh bao, chúng tôi đề xuất phương án gồm các giai đoạn sau:
Xử lý bằng phương pháp sinh học yếm khí và hiếu khí
Dựa trên cơ sở bảng phân tích mẫu nước thải trước xử lý cho thấy các chất bẩn trong nước thải của cơ sở phần lớn là các chất bẩn có khả năng phân huỷ sinh học. Nên việc chọn bể xử lý sinh học là công trình đơn vị xử lý bậc 2 là phương án khả thi. Cụ thể là trong phương án này sử dụng công nghệ sinh học với bùn hoạt tính yếm khí và hiếu khí. Nước thải qua hai bể này sẽ giảm đáng kể nồng độ các chất ô nhiễm.
Xử lý bùn
Bùn sinh ra từ bể sinh học hiếu khí MBR, 1 phần sẽ được bơm tuần hoàn về bể sinh học yếm khí. Phần bùn dư được hút đi xả bỏ theo đúng quy định của pháp luật.
Hệ thống được thiết kế theo các tiêu chí sau:
Nước thải sản xuất phát sinh từ các quá trình rửa các nguyên vật liệu sẽ tự chảy về bể tách dầu mỡ, tại đây dầu mỡ được giữ lại và nước thải được bơm vào các công trình đơn vị tiếp theo.
Bể tách mỡ: Đặc trưng của nước thải có chứa rất nhiều dầu mỡ (do quá trình rửa thịt) do vậy toàn bộ nước thải được chảy về bể tác mỡ để loại bỏ tất cả các loại rác thô, lượng mỡ thừa có trong nước thải có thể gây tắc nghẽn đường ống, làm hư hại máy bơm và làm giảm hiệu quả xử lý của giai đoạn sau. Nước sau bể tách mỡ sẽ được bơm sang bể thiếu khí.
Bể yếm khí: bể có nhiệm vụ khử COD và BOD có trong nước thải bởi các vi sinh vật sống trong môi trường yếm khí. Vi sinh vật này sử dụng chất bẩn làm thức ăn để sinh sống và phát triển. Nước thải sau khi qua bể sinh học yếm khí sẽ tự chảy sang bể sinh học hiếu MBR để tiếp tục các giai đoạn xử lý tiếp theo. Đối với những loại nước thải này thì chỉ số COD và BOD rất cao vì vậy bể sinh học yếm khí là yêu cầu bắt buộc. Nước sau bể sinh học yếm khí sẽ tự chảy sang bể sinh học hiếu khí MBR để tiếp tục xử lý.
Bể hiếu khí MBR: Nước thải ở bể thiếu khí tự chảy qua bể sinh học hiếu khí MBR. Bể sinh học này có nhiệm vụ khử BOD, COD…… Các vi khuẩn hiện diện trong nước thải tồn tại ở dạng lơ lửng do tác động của dòng chảy. Vi sinh hiếu khí phát triển sinh khối bằng cách lấy các chất ô nhiễm làm thức ăn.
Bể xử lý sinh học hiếu khí MBR bằng bùn hoạt tính lơ lửng là công trình đơn vị quyết định hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý.
Bể sinh học hiếu khí MBR có dòng chảy cùng chiều với dòng khí từ dưới lên. Các vi khuẩn hiện diện trong nước thải tồn tại ở dạng lơ lửng. Các vi sinh vật hiếu khí sẽ tiếp nhận ôxy và chuyển hoá chất hữu cơ thành thức ăn. Quá trình này diễn ra nhanh nhất ở giai đoạn đầu và giảm dần về phía cuối bể. Trong môi trường hiếu khí (nhờ O2 sục vào), vi sinh hiếu khí tiêu thụ các chất hữu cơ để phát triển, tăng sinh khối và làm giảm tải lượng ô nhiễm trong nước thải xuống mức thấp nhất.
Tại đây nước sạch thẩm thấu qua màng MBR và được bơm hút màng MBR hút ra bể chứa nước sạch. Nước thải sau khi qua màng MBR loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn, vi trùng gây bệnh nên không cần khử trùng nước thải sau hệ thống xử lý .
Bể chứa nước sạch: chứa nước sạch sau hệ thống xử lý trước khi tự chảy ra ngoài, đồng thời lượng nước này cũng được tận dụng để rửa màng
Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn nguồn xả: QCVN 40 – 2011/BTNMT (Cột B).
Thiết bị tách bùn: Lượng bùn dư từ bể sinh học hiếu khí MBR được bơm vào thiết bị tách bùn. Nước từ quá trình tách bùn được bơm ngược lại bể tác mỡ để tiếp tục xử lý.
Bùn dư được định kỳ thu gom và xử lý.
Trên đây là công nghệ xử lý nước thải thực phẩm cụ thể là xử lý nước thải sản xuất bánh bao mà Môi Trường 247 đã thi công thực tế. Nói về ngành công nghiệp thực phẩm, có rất nhiều loại khác nhau. Khái niệm thực phẩm chỉ chung cho những ngành nhỏ hơn như , sản xuất bánh kẹo, sản xuất đồ hộp, gia vị…do vậy tính chất nước thải cũng khác nhau tùy loại.
Đối với những công trình xử lý nước thải quy mô vừa và lớn, ta có thể áp dụng công nghệ xử lý nước thải thực phẩm theo sơ đồ sau:
Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.