”Khơi Nguồn Nước – Khơi Nguồn Sống”
0978 873 612 – Mr. Cường
”Khơi Nguồn Nước – Khơi Nguồn Sống”
0978 873 612 – Mr. Cường
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Thời kỳ Bắc thuộc, nền y dược Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng và có sự giao thoa với nền y học Trung Quốc. Chính từ đó đặt nền móng cho mảng Đông dược ở nước ta. Kể từ 1858, Tây y bắt đầu du nhập vào Việt Nam trong thời kì Pháp thuộc. Đặc tính nền y dược Việt Nam là sự hòa trộn giữa Đông và Tây y. Đến nay, các nhà máy, xí nghiệp sản xuất dược phẩm ngày càng nhiều và sản phẩm cũng đa dạng phong phú hơn.
Dược phẩm
Nhờ công nghệ kỹ thuật ngày càng phát triển dược phẩm cũng có nhiều dạng như viên nang, viên nén, siro, bột…
Các dạng dược phẩm
Quy trình sản xuất thuốc
Nước thải sinh hoạt từ các phòng: được thu gom và xả trực tiếp vào mạng lưới thoát nước chung của thành phố.
Nước thải sản xuất thuốc: Chứa các thành phần khó xử lý như các hợp chất chứa vòng β-lactams, các chất hoạt động bề mặt, thuốc thử, dung môi… ức chế hoạt động của các vi sinh vật.
Nước thải sản xuất vỏ nang: chứa hàm lượng dầu mỡ cao gây ảnh hưởng đến hoạt động của bơm và hệ vi sinh, các hợp chất mạch vòng gelatin rất khó xử lý.
Nước thải giặt giũ và tắm rửa: phát sinh ra trong quá trình tắm giặt của công nhân chứa xà phòng và các chất tẩy rửa.
Nước thải dược phẩm chứa nhiều thành phần hữu cơ và vô cơ bao gồm dung môi đã sử dụng, chất xúc tác, chất phụ gia, thuốc thử và một lượng nhỏ các chất trung gian, vì vậy COD trong nước thải thường có giá trị cao.
Đặc tính nước thải ngành dược
Với những chỉ tiêu vượt quá mức cho phép cần xử lý trước khi xả ra môi trường tiếp nhận.
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sản xuất dược phẩm
Nước thải sản xuất dược phẩm được đưa qua SCR để loại bỏ tạp chất thô có kích thước lớn tránh ảnh hưởng đến các công trình đơn vị xử lý sau rồi được đưa về hố thu. Nước thải sản xuất dược được đưa về bể điều hòa để ổn định lại lưu lượng và nồng độ chất thải trong nguồn nước trước khi đưa qua công trình xử lý sinh học kỵ khí UASB.
Tại bể UASB, các vi sinh vật kỵ khí sử dụng chất hữu cơ có trong nước thải làm nguồn dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng và phát triển trong điều kiện không có oxi. Khí biogas sinh ra trong bể này sẽ được thu hồi và sử dụng lại. DO bể UASB không thể xử lý triệt để được thành phần chất thải có trong nguồn nước nên nước thải sau khi ra khỏi bể UASB sẽ được dẫn qua bể xử lý hiếu khí MBR.
Các vi sinh vật bám trên màng vi sinh trong bể MBR sẽ xử lý thành phần chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Nước thải được dẫn tiếp qua bể lắng để loại bỏ các vi sinh bị bong tróc ra khỏi màng vi sinh trong bể MBR và tiếp tục được đưa qua bể lọc cát để loại bỏ cặn bẩn trước khi đưa ra ngoài nguồn xả đạt QCVN 40:2011/BTNMT.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.